Tủ đông bị đóng tuyết: Nguyên nhân và cách xử lý đơn giản

Tủ đông đang trở nên quen thuộc không chỉ trong các siêu thị, quán ăn và cửa hàng tạp hóa, mà còn trong các gia đình. Tuy nhiên, việc sử dụng tủ đông cũng gặp nhiều vấn đề, trong đó có hiện tượng đóng tuyết. Hãy cùng suadienlanh.vn tìm hiểu nguyên nhân và cách xử lý tình trạng tủ đông bị đóng tuyết, ngăn mát tủ đông bị đóng tuyết nhé!

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi giám đốc kỹ thuật Võ Văn Hải – đã có kinh nghiệm 10 năm trong lĩnh vực sửa chữa điện lạnh – điện tử.

Gọi ngay trung tâm sửa điện lạnh
Trung tâm suadienlanh.vn tự hào là đơn vị sửa chữa Điện Lạnh – Điện Máy – Điện Tử Uy tín, Giá rẻ tại Việt Nam

1. Tủ đông đóng tuyết có tốt không?

Tủ đông là thiết bị điện lạnh quen thuộc và được sử dụng rộng rãi để bảo quản thực phẩm ở trạng thái tốt nhất. Tuy nhiên, việc đóng tuyết thường xảy ra sau một thời gian sử dụng. Tình trạng tủ cấp đông bị đóng tuyết này sẽ gây ra nhiều hậu quả không mong muốn, bao gồm:

Tiêu tốn điện năng: Lớp tuyết dày trong tủ đông đóng tuyết không chỉ chiếm diện tích lưu trữ thực phẩm mà còn gây lãng phí điện năng khi không được khắc phục kịp thời. Tuyết dày cản trở luồng khí lạnh lưu thông và ứ đọng, khiến hơi lạnh không thể được thổi ra ngoài.

Giảm hiệu quả làm lạnh: Tuyết đóng khiến việc thổi khí lạnh xuống ngăn mát gặp nhiều khó khăn, làm giảm khả năng bảo quản thực phẩm tươi ngon. Ngay cả khi bạn đang bật tủ ở mức làm lạnh cao nhất, hơi lạnh cũng không thể giúp bảo quản thực phẩm hiệu quả.

Giảm khả năng chứa đồ: Lượng tuyết đóng thành từng lớp dày sẽ chiếm diện tích để đồ của ngăn đông tủ lạnh.

Nếu bạn đang lo lắng về nhiệt độ phù hợp để đặt tủ đông, hãy tham khảo cách điều chỉnh nhiệt độ để giúp tiết kiệm điện và hạn chế tình trạng đóng tuyết.

2. Nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết và cách khắc phục

Tủ đông bị đóng tuyết có thể có nhiều nguyên nhân khác nhau trong quá trình sử dụng. Dưới đây là những nguyên nhân thường gặp và cách khắc phục hiệu quả lỗi tủ đông bị bám tuyết:

2.1. Để thực phẩm có độ ẩm cao trong tủ

nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết
nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết

Đây là thói quen phổ biến của nhiều người dùng, gây ra tình trạng tủ đông đóng tuyết thường xuyên và là nguyên nhân tủ đông bị đóng tuyết. Khi hơi lạnh của tủ kết hợp với độ ẩm cao của thực phẩm, sẽ tạo thành lớp tuyết bám trên bề mặt ngăn tủ, dẫn đến tích tụ thành mảng lớn sau một thời gian dài.

Cách khắc phục: Giảm độ ẩm của thực phẩm trước khi cho vào tủ bằng cách sử dụng bọc thực phẩm hoặc giấy hút ẩm. Rút bớt nước trong bọc trước khi cho vào tủ đông cũng là một cách giảm độ ẩm.

2.2. Mở tủ đông liên tục 

Cửa tủ đông bị mở liên tục hoặc không đóng kín sau khi sử dụng là nguyên nhân chính tiếp theo khiến tủ đông bị đóng tuyết và tốn nhiều điện năng. Khi cửa tủ mở, hệ thống phả hơi lạnh phải tăng hiệu suất làm việc, độ ẩm từ không khí bên ngoài kết hợp với hơi lạnh cũng đóng thành tuyết bên ngoài thực phẩm.

Cách khắc phục: Kiểm soát số lần mở tủ và nhanh chóng đóng kín sau khi sử dụng chính là cách làm tủ đông không đóng tuyết. Thường xuyên kiểm tra độ kín của cửa tủ đông và tập thói quen đóng kín cánh tủ đông sau mỗi lần lấy thực phẩm, không sử dụng đến nữa.

2.3. Gioăng hay đệm cao su của cửa tủ bị hỏng

Gioăng hoặc đệm cao su là một dải cao su viền được gắn chặt với rãnh của mép cửa. Nó có vai trò quan trọng trong việc ngăn chặn không cho khí lạnh thoát ra ngoài khi đóng cửa tủ. Sự kín khít của cửa tủ phụ thuộc lớn vào tình trạng hoạt động của miếng đệm này.

Để khắc phục, bạn có thể thay gioăng và đệm cao su mới. Bạn có thể kiểm tra tình trạng của gioăng và đệm cao su bằng cách đặt một mảnh giấy vào giữa cánh tủ và tủ bên dưới, đóng cánh tủ lại và rút tờ giấy ra. Nếu mảnh giấy trượt ra dễ dàng, đó là dấu hiệu cần thay mới gioăng. Nếu bạn cảm thấy có vị lạnh nào thoát ra khi sờ vào phần này sau khi đóng cửa tủ, thì đó là dấu hiệu cần thay mới gioăng và điều chỉnh nếu cần.

Lưu ý: Nếu tủ đông có 2 ngăn, việc gioăng cao su hở không chỉ gây ra tình trạng đóng tuyết và tốn điện năng mà còn có thể dẫn đến rò rỉ khí lạnh từ ngăn đông sang ngăn mát, gây hại cho việc bảo quản thực phẩm.

2.4. Lỗ xả nước bị tắc cũng có thể gây ra hiện tượng tủ đông bị đóng đá

tủ đông bị đóng tuyết
tủ đông bị đóng tuyết

Nếu lỗ xả nước trong khay đựng bị tắc, nước không được thoát ra ngoài và kết hợp với hơi lạnh sẽ gây ra tình trạng đóng đá trong tủ đông.

Để khắc phục, bạn cần kiểm tra vị trí lỗ xả nước trong tủ, thường xuyên vệ sinh tủ đông và đảm bảo lỗ thoát nước thông thoáng. Điều này sẽ loại bỏ độ ẩm không cần thiết từ thực phẩm và giảm thiểu tình trạng đóng đá.

2.5. Bộ phận trong tủ bị hư hỏng

Nếu sau khi đã sửa các lỗi đã nêu ở trên nhưng tủ đông vẫn bị đóng tuyết, có thể một số bộ phận trong tủ đã hỏng và cần phải được thay thế.

Cầu chì nhiệt bị đứt: Đây là bộ phận nằm trên ngăn của tủ đông, có tác dụng giúp bảo vệ bộ phận xả khỏi hoạt động quá mức cho phép. Nếu cầu chì bị đứt, bộ phận xả sẽ ngừng hoạt động, gây ra hiện tượng đóng tuyết dày.

Sò lạnh hoặc đường ống của tủ đông không thông mạch: Đây là rơ le xả tuyết nằm phía sau ngăn đá, sò lạnh giúp đóng ngắt mạch điện cho bộ phận xả đá. Nếu sò lạnh hỏng hoặc đường ống không thông mạch, mạch không đóng, điện trở không được đốt nóng, tủ đông sẽ không thể xả đá định kỳ.

Timer không đóng để xả đá: Bộ phận này được lắp đặt trong ngăn rau củ hoặc phía sau tủ đông, có tác dụng kiểm soát quá trình làm nóng xả tuyết hoặc làm lạnh của tủ. Nếu timer hỏng, thời gian xả tuyết không được định trước sẽ làm tủ không lạnh hoặc dàn lạnh bị đông đá.

Cách khắc phục: Không có phương pháp nào tốt hơn là gọi thợ đến sửa chữa hoặc thay thế. Các kỹ thuật viên có kinh nghiệm sẽ giúp bạn khắc phục sự cố tủ đông bị đóng tuyết một cách nhanh chóng và hiệu quả nhất.

3. Cách vệ sinh khi tủ đông bị đóng tuyết dày

Khi tủ đông bị đóng tuyết dày, sau khi đã giải quyết vấn đề này, bạn cần phải vệ sinh tủ để khôi phục lại tình trạng ban đầu và tiếp tục bảo quản thực phẩm. Phương pháp vệ sinh này có thể được áp dụng cho cả tủ đông một ngăn, tủ đông hai ngăn và các loại tủ đông mini đứng hoặc nằm ngang.

3.1. 8 bước xử lý khi tủ đông bị đóng tuyết

Bước 1: Tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn khi làm việc với tủ đông.

Bước 2: Lấy hết thực phẩm ra khỏi tủ để vệ sinh tủ đông. Bạn nên cất giữ chúng trong túi đựng thực phẩm đặc biệt để đảm bảo vệ sinh.

Bước 3: Tháo các khay đựng thức ăn ra khỏi tủ đông. Cần phải thực hiện nhẹ nhàng và cẩn thận để tránh làm hỏng chúng.

Bước 4: Đặt khăn khô lên nền xung quanh tủ để thu nước tan chảy từ tủ.

Bước 5: Đặt một cái bát chứa nước nóng trong tủ đông để giúp tuyết tan nhanh hơn.

Bước 6: Dùng khăn mềm để lau sạch lớp tuyết bên trong tủ đông. Nếu tuyết đóng quá nhiều, bạn có thể đặt một cái chậu bên cạnh để thu nước.

Bước 7: Lau lại một lần nữa bằng khăn khô để đảm bảo vệ sinh và không làm rách phần đệm cao su xung quanh cửa tủ.

Bước 8: Đặt các khay thức ăn và khay đá vào vị trí cũ, mở nguồn điện chờ cho tủ đông đủ lạnh trước khi đưa thực phẩm vào.

3.2. Lưu ý khi vệ sinh tủ đông bị đóng đá

Khi vệ sinh tủ đông, bạn cần lưu ý một số điều sau:

Giảm mùi hôi của tủ: Bạn có thể thoa vani hoặc soda bên trong tủ đông để hạn chế mùi hôi của thực phẩm.

Giảm tình trạng đóng tuyết quanh thành tủ: Bạn có thể thoa 1 lớp dầu thực vật quanh thành tủ vì dầu có độ trơn cao sẽ giúp hạn chế hiện tượng này.

Đảm bảo an toàn: Trước khi thực hiện bất kỳ thao tác nào, bạn cần tắt nguồn điện để đảm bảo an toàn.

Bài viết trên đã tổng hợp chi tiết về tủ đông bị đóng tuyết. Hy vọng những thông tin Trung tâm Suadienlanh.vn cung cấp này sẽ giúp bạn tìm ra lựa chọn phù hợp cho bạn và gia đình. Mọi thắc mắc xin truy cập vào website suadienlanh.vn hoặc liên hệ đến HOTLINE 0767 165 660 để nghe tư vấn trực tiếp từ bộ phận chăm sóc khách hàng và hưởng những ưu đãi tốt nhất.

Trung tâm sửa điện lạnh - điện tử suadienlanh.vn tại TPHCM
Trung tâm Sửa Điện Lạnh – Suadienlanh.vn | Dịch vụ sửa chữa Uy tín – Giá rẻ – Nhanh chóng
Đánh giá dịch vụ của chúng tôi